Tìm kiếm Blog này

Hướng dẫn chi tiết cách cài win 10 cho Mac


Theo sát các bước tiến công nghệ của thời đại, với bài chia sẻ dưới đây mình xin phép hướng dẫn bạn đọc cách cài hệ điều hành Win 10 lên các dòng máy Mac.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-1



Phần 1: Tải file Windows 10 về Mac


Bước 1: Kết nối USB vào máy tính Windows và tải về công cụ tạo file cài đặt HĐH này từ trang web của Microsoft. Sẽ có hai phiên bản Windows 10 để bạn lựa chọn: 32-bit và 64-bit. Bạn phải chọn đúng phiên bản tương ứng với phiên bản Windows mà PC của mình đang dùng. Nếu chọn sai, công cụ của Microsoft sẽ không thể hoạt động. Nếu không biết chắc chắn máy tính của mình đang dùng Windows 32-bit hay 64-bit, Microsoft cung cấp cho bạn hướng dẫn nhận biết tạiđây.

Bước 2: Chạy công cụ vừa tải về, chọn Create installation media for another PC rồi click Next.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-2


Bước 3: Bạn chọn ngôn ngữ (Language), phiên bản (Edition) Windows 10 muốn cài. Ở phần kiến trúc (Architecture), một chú ý quan trọng là bạn phải chọn 64-bit, trừ khi máy Mac của bạn chỉ hỗ trợ kiến trúc 32-bit (rất ít máy Mac có tính năng này). Nếu chọn 32-bit hoặc Both (cả hai), bạn có thể gặp phải lỗi ở các bước sau.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-3


Bước 4: Ở cửa sổ tiếp theo bạn chọn ISO file rồi click Next. Đây là định dạng file thường được dùng để ghi (burn) đĩa, tuy nhiên, bạn đừng lo bởi về sau bạn có thể dùng file này để cài Windows 10 mà không phải ghi ra đĩa DVD. Bạn cũng lưu ý không chọn "USB Flash drive" bởi theo kinh nghiệm, cách cài này không chạy trơn tru trên Mac.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-4


Bước 5: Chọn nơi lưu file ISO Windows. Trong hướng dẫn này, chúng ta sẽ lưu file vào USB, tuy nhiên, bạn có thể lưu nó bất kỳ đâu trên máy tính rồi copy vào USB sau.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-5


Thời gian tải file trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào tốc độ Internet của bạn. Sau khi file đã được tải về ổ USB, bạn gỡ USB ra khỏi máy tính Windows và kết nối nó vào Mac.

Kể từ đây bạn cũng không cần tới máy tính Windows cho việc cài đặt nữa.

Phần 2: Chuẩn bị USB và phân vùng cho ổ đĩa trên Mac


Lưu ý: Hệ thống sẽ hiện dấu nhắc yêu cầu nhập mật khẩu tài khoản admin của Mac. Bạn cần nhập đúng mật khẩu quản trị để tiếp tục cài đặt.

Bước 1: Kết nối USB vào Mac rồi copy file ISO Windows vào màn hình desktop trên Mac. Bạn lưu ý ổ USB phải luôn được kết nối với Mac trong suốt quá trình cài, đồng thời đảm bảo rằng trên Mac lúc này không có bất kỳ USB hay ổ cứng gắn ngoài nào khác đang kết nối.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-6


Bước 2: chạy Boot Camp Assistant, click vào Continue. Boot Camp Assistant được lưu trong thư mục Applications\Utilities. Bạn cũng có thể dùng Spotlight để tìm nhanh công cụ này.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-7


Bước 3: Bạn tích chọn vào cả ba ô checkbox: Create a Windows 7 or later version install disk, Download the latest Windows support software from Apple và Install windows 7 or later version. Tiếp theo bạn ấn Continue.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-8


Bước 4: Nếu bạn đã copy file ISO Windows lên desktop của Mac theo bước 1, file sẽ được tự động nhận diện. Nếu không copy ra desktop, bạn click nút Choose để duyệt tìm đến vị trí lưu file. USB sẽ tự động được chọn làm ổ đĩa cài đặt nếu nó là chiếc USB duy nhất đang kết nối vào máy Mac của bạn.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-9


Bạn xác nhận các thông tin rồi click vào Continue. Boot Camp Assistant sau đó sẽ xác nhận xóa ổ USB trước khi biến nó thành một đĩa cài đặt Windows 10.

Bước 5: Boot Camp Assistant sẽ hiện dấu nhắc để bạn chọn kích thước của phân vùng dùng để cài Windows. Bạn sử dụng thanh trượt để lựa chọn kích thước. Windows 10 yêu cầu ít nhất bộ nhớ trống 20 GB để cài, do đó, bạn sẽ phải chọn con số lớn hơn yêu cầu này để có chỗ lưu dữ liệu và phần mềm về sau.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-10


Lưu ý rằng bạn không thể thay đổi kích thước phân vùng về sau, do đó, hãy lựa chọn sao cho về sau không phải "hối tiếc". Sau khi đã đưa ra quyết định, bạn nhấnInstall. Công cụ sẽ bắt đầu phân vùng ổ đĩa của Mac và máy Mac sẽ khởi động lại. Lưu ý: không tháo USB ra khỏi Mac dưới bất kỳ hình thức nào khi đang cài đặt.

Phần 3: Cài Windows 10

Bước 1: Mac sẽ tự động khởi động từ USB và bắt đầu quá trình cài đặt Windows. Bạn sẽ thấy hệ thống hiện ra dấu nhắc cài đặt ngôn ngữ (Language), thời gian (Time), và bàn phím (Keyboard) cho Windows. Sau khi chọn xong, bạn nhấn Next.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-11


Lưu ý: Nếu vì lý do nào đó mà Mac không khởi động từ USB, hãy khởi động lại máy. Khi âm thanh khởi động của Mac xuất hiện, bạn nhấn giữ phím Option và chọn khởi động từ ổ đĩa flash USB.

Bước 2: Nếu đã có key bản quyền Win 10, bạn nhập key vào. Nếu chưa, bạn nhấn Skip rồi chọn Next.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-12


Trong quá trình cài, hệ thống sẽ hiện dấu nhắc để xác nhận phiên bản Windows mà bạn muốn cài đặt. Bạn cũng nhớ chấp thuận các điều khoản sử dụng dịch vụ của Microsoft.

Bước 3: Bạn sẽ thấy hiện ra cửa sổ toàn bộ các phân vùng ổ cứng, trong đó một phân vùng được đánh dấu bằng chữ BOOTCAMP. Đây sẽ chính là phân vùng bạn cài Windows 10 lên. Bạn chọn nó rồi click Format.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-13


Bước 4: Windows Setup sẽ hỏi để xác nhận việc format phân vùng, bạn click OK, sau đó click Next.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-14


Bước 5: Windows Setup sẽ tự động làm phần việc còn lại - trong thời gian từ 10 đến 20 phút, tùy thuộc vào tốc độ của máy Mac. Sau đó Mac sẽ khởi động vào Windows 10. Bạn sẽ phải trải qua quá trình thiết lập một chiếc máy tính Windows mới, bao gồm cả việc tạo tài khoản người dùng.

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-15


Bước 6: Khi lần đầu tiên đăng nhập, bạn sẽ được "chào đón" bằng dòng thông báo cài đặt BootCamp. Bạn click vào Next và làm theo các bước cài đặt còn lại, khởi động lại máy và như vậy là quá trình cài đã kết thúc. 

huong-dan-chi-tiet-cach-cai-win-10-cho-mac-16


Mặc dù đang có cả hai HĐH: OS X và Windows 10 trên cùng một máy, bạn chỉ có thể chạy một trong hai HĐH này ở một thời điểm. Để lựa chọn (theo cách thủ công), trong quá trình khởi động, bạn chờ tới thời điểm xuất hiện âm thanh khởi động của Mac rồi nhấn giữ phím Option, dùng phím mũi tên trái/phải để chọn hệ điều hành bạn muốn sử dụng, sau đó nhấn Enter.

Chúc bạn thành công. !!!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét